CÔNG TY TÂM ĐỨC - DỊCH VỤ TANG LỄ TRỌN GÓI
Công ty Tâm Đức là công ty tang lễ với hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghành nghề dịch vụ tang lễ trọn gói tại tỉnh Thanh Hóa, thời gian vừa qua đã tiếp nhận thông tin từ một số thông tin từ các khách hàng về tình trạng mạo danh công ty tang lễ Tâm Đức nhằm để ký hợp đồng tang lễ qua đó tăng giá phí dịch vụ và cung cấp các sản phẩm có chất lượng không tốt gây ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu của công ty.

Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi mạo danh bằng cách liên hệ với khách hàng và tự nhận mình là người của công ty Tâm Đức, có nhiều trường hợp còn chủ động mang "Áo quan" đặt tại nhà khách hàng để lỡ nếu có bị phát hiện thì khách hàng cũng ngần ngại trong việc hủy hợp đồng cũ.
Các đối tượng này thường là những cá nhân làm ăn chộp giật, không có công ty và thương hiệu, họ thường tự đứng ra nhận và kêu gọi mỗi nơi 1 vài người làm việc thiếu chuyên nghiệp dẫn đến khách hàng không hài lòng với dịch vụ tang lễ nhưng "lực bất tòng tâm" vì đã triển khai các thủ tục tang lễ...
canh bao hanh vi mao danh cong ty tai chinh chiem doat tien hinh 1
Các đối tượng mạo danh công ty Tâm Đức đến mạo danh ký hợp đồng lừa đảo khách hàng. (Ảnh minh họa)
Nhằm ngăn chặn tình trạng khách hàng bị lừa đảo khi ký hợp đồng, công ty tang lễ Tâm Đức khuyến cáo khách hàng nên xác minh kỹ thông tin của người đến ký hợp đồng thông qua số điện thoại của công ty.
Khách hàng không nên thực hiện việc ký hợp đồng thông qua các môi giới "Cò", chỉ thực hiện tại các điểm giới thiệu dịch vụ của Công ty (người tiêu dùng có thể tham khảo thông tin này trên trang web hoặc tổng đài của công ty, chỉ tiếp nhận thông tin tư vấn từ số máy bàn của công ty hoặc tổng đài, hạn chế tiếp nhận thông tin tư vấn từ số điện thoại di động không rõ nguồn gốc.


Vì vậy Công Ty Tang Lễ Tâm Đức khuyến cáo, đi kèm với sự phát triển của công nghệ thông tin, các hình thức làm giả, mạo danh ngày càng tinh vi và phức tạp hơn. Do vậy, khách hàng cần chủ động nâng cao cảnh giác khi tiếp cận các thông tin; thường xuyên có thói quen kiểm tra lại thông tin trước khi tiến hành giao dịch. Cùng với đó, khách hàng cần chủ động chia sẻ và trao đổi các thông tin cảnh báo để bạn bè, người thân có thể biết và phòng ngừa./.
Vậy nên công ty Tâm Đức chỉ dùng các số tổng đài và địa chỉ duy nhất sau đây (nếu có các chuyên viên tư vấn khác sẽ được sự xác nhận từ công ty ) 
√ CÔNG TY TÂM ĐỨC - DỊCH VỤ TANG LỄ TRỌN GÓI
Trụ sở chính : Nhà tang lễ tỉnh Thanh Hóa-Đường Nam bệnh viện Nhi - Phường Đông Vệ - TP.Thanh Hóa
- Tel: 0943907399 - Fax:02373.855625
Email: congtytamduc.th@gmail.com
- Fanpage: https://www.facebook.com/dichvutangletamducthanhhoa/


Hỏa táng có ảnh hưởng đến vấn đề tái sinh và phước đức con cháu?

Thân tứ đại là đất, nước, lửa, gió, khi đã trút hơi thở cuối cùng thì cũng trở về với tứ đại, chẳng còn gì để suy viễn ở tương lai. Chỉ có chú trọng vào nghiệp thức, để khuyến cáo người đời lánh xa các điều ác, thực hiện các việc lành, tái sinh vào cõi thánh thiện. Nên lúc nào cũng khuyến khích các gia đình thiêu xác chết, quan trọng là chỗ phụng thờ, nhưng vì thời điểm chưa phù hợp nên người phật tử chưa thực hiện đó thôi. Thật ra việc thiêu xác chết không ảnh hưởng gì đến gia đình, con cháu hiện tại cũng như kiếp lai sinh.


HỎI: Con có đi thăm viếng một số nước cũng như chùa chiền, kể cả nghĩa địa một số nơi và thú thật con thấy ở các nước giàu có, người ta rất biết tôn trọng môi trường nên các khu an táng nghĩa địa rất đơn giản. Các khu mộ gần như là đất bằng, chỉ có tấm bia và hoa trồng xung quanh như các công viên, không lăng tẩm, không mồ mả gì cả, không làm mọi người sợ hãi. Nhiều nước như ở Hàn Quốc hay Nhật Bản, con thấy chẳng có gì cả, bình thường, không nghi lễ cầu kỳ. Trông người mà ngẫm đến ta thấy rằng người ta biết tiết kiệm cho đất nước rất nhiều tiền của, bảo vệ môi trường bị xâm hại vì vấn đề thế giới bên kia.

Ngược lại ở Việt Nam và Trung Quốc, ai chết cũng ráng chôn cất lăng mộ thật nguy nga, vĩ đại. Ở Việt Nam của mình như vài nơi ở Huế, vào các khu lăng mộ cứ như vào chốn cung đình với suy nghĩ sống sao thác vậy và toàn vì suy nghĩ của người còn sống cạnh tranh lẫn nhau, đổ tiền của cho quá nhiều chuyện vô ích trong khi người sống thì lại chẳng có đất để sống, có tiền để dùng. Bản thân con khi mất đi, con muốn chết đi được thiêu xác rồi rải ra các gốc cây cho cây được tốt, như vậy khỏi phiền đến ai và để bảo vệ môi trường hoặc không chôn con dưới gốc cây nào đó cũng được, không tốn hòm tốn gì cả. Giữa hai cách chết này, có nhiều người bảo đều không tốt, nhất là không nên thiêu xác thì như thế sẽ ảnh hưởng đến vấn đề tái sinh, ảnh hưởng đến con cháu sau này. 

Con chẳng hiểu tại sao lại như vậy vì ngày xưa chính đức Phật khi mất đi cũng được hỏa thiêu? Xin Sư cho con biết con nên làm như thế nào cho đúng?


ĐÁP:

Đứng về góc độ văn hóa của một dân tộc rất quan trọng, quan niệm người xưa “sự sinh như sự tử”, trước khi nhà vua băng hà đã cho xây cung điện lâu đài dưới âm cung (lòng đất) đem một phần tài sản của triều đình đặt sẵn dưới âm cung, rồi đến các quan đại thần, dân tình cũng làm theo để bảo vệ danh gia vọng tộc… chuẩn bị cho cái chết thật chu đáo để khi về bên kia thế giới tiếp tục tận hưởng. Đối với người nghèo, hoặc giàu mà tiếc của, bỏn sẻn, hoặc sợ lãng phí tài sản… thì làm lâu đài, villa bằng giấy, xe ôtô giấy, tivi giấy, vàng bạc giấy, đô la giả (đồ vàng mã)… đốt mang theo để sử dụng, hoặc báo ân báo hiếu cho người chết. 

Đó là việc làm vô cùng tốn kém cho gia đình nhưng họ vẫn làm. Huống chi là việc làm nhà mồ, mồ mả quy mô dành cho người “chết” tiếc gì mà không làm! Thật là việc làm giả tạo vô cùng! Có gia đình dành phần xây mồ mả cho người “chết” chẳng qua là để “xí phần” của hương quả, tài sản của người chết để lại, chứ chẳng phải hiếu nghĩa gì đâu?

Sự việc ngày nay một vài địa phương Việt Nam tập trung tiền của xây nhà mồ thật to, thật tốn kém, họ nghĩ tốn kém nhiều chừng nào tốt chừng đó. Hiện tượng này chẳng qua là những cuộc phấn đấu của những người xưa kia nghèo, thua sút người khác, nay có tiền xây nhà mồ cho ông bà để được bù đắp, thỏa dạ bình sinh, vậy thôi!

Việc sinh và việc tử ở mỗi địa phương đều có quan niệm khác nhau, như ở Ấn Độ, đạo Bà La Môn thì đem xác người chết bỏ trôi sông, hoặc thiêu rồi vứt xuống dòng sông Hằng linh thiêng, hay rải tro than xuống biển cho người chết được siêu thoát, gọi là “thủy táng”. Đạo Parsi (bái hỏa giáo) lập đài cao vút giữa tầng không, khi có người chết đem lên đài để cho xác thân tự rã, hoặc thiêu rồi đem lên phi cơ rải trong hư không gọi là “không táng”. Ở Tây Tạng thì đem xác chết mổ xẻ từng mảnh, rồi “bằm nhỏ” cho kênh kênh, diều, quạ ăn, gọi là “điểu táng”. Ở Trung Hoa và Việt Nam thì chôn cất xây mồ mả, to hay nhỏ tùy theo hoàn cảnh tiền bạc, đất đai của gia đình hay của người chết, gọi là “thổ táng”.

Thật ra thì quốc gia nào cũng có làm việc chôn cất người “chết”, chôn cất thật kỹ lưỡng, tránh việc làm ô nhiễm môi trường, đó là quy luật chung của đời sống con người trên hành tinh.

Việc thiêu xác chết, thiết kế các nghĩa trang dành cho người chết có mỹ quan như ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, vùng lãnh thổ Đài Loan là việc làm của các quốc gia đông dân thiếu đất, sinh nhiều hơn tử, các quốc gia tiến bộ. Các xứ theo Phật giáo Nam tông và Việt Nam hiện nay thì thiêu xác gửi vào chùa. Ở Quan Âm Tu viện nhận hàng ngàn hủ tro cốt, linh vị vong linh của phật tử trong và ngoài nước đưa vào tu viện phụng thờ, có đính số thứ tự trên hủ cốt, lập sổ danh bộ vong linh, giúp thân nhân mỗi năm đến cúng lễ dễ dàng nhận ra linh cốt của người thân.

Đối với nhà Phật

Thân tứ đại là đất, nước, lửa, gió, khi đã trút hơi thở cuối cùng thì cũng trở về với tứ đại, chẳng còn gì để suy viễn ở tương lai. Chỉ có chú trọng vào nghiệp thức, để khuyến cáo người đời lánh xa các điều ác, thực hiện các việc lành, tái sinh vào cõi thánh thiện. Nên lúc nào cũng khuyến khích các gia đình thiêu xác chết, quan trọng là chỗ phụng thờ, nhưng vì thời điểm chưa phù hợp nên người phật tử chưa thực hiện đó thôi. Thật ra việc thiêu xác chết không ảnh hưởng gì đến gia đình, con cháu hiện tại cũng như kiếp lai sinh.
 
Hòa thượng Thích Giác Quang
UBND TỈNH THANH HÓA
Số: 5259/2015/QĐ-UBND
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thanh Hóa, ngày 14 tháng 12 năm 2015
QUYẾT ĐỊNH
            Về việc ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ chi phí khuyến khích sử dụng hình thức hỏa táng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
___________________

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi) ngày 16 tháng 12 năm 2002; Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước; Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005; Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 35/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ về việc: “ Xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang”; Quyết định số 308/QĐ-TTg ngày 25/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc: “Ban hành kèm theo Quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội”; Quyết định số 2282/QĐ-TTg ngày 26/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc: “Phê duyệt Đề án khuyến khích sử dụng hình thức hỏa táng”; Thông tư số 04/2011/TT-BVHTTDL ngày 21/01/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc: “Quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội”;
Căn cứ Nghị quyết số 153/2015/NQ-HĐND ngày 11/12/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa Khóa XVI, kỳ họp thứ 15 về việc: “Ban hành chính sách khuyến khích sử dụng hình thức hỏa táng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ chi phí, khuyến khích sử dụng hình thức hỏa táng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa như sau:
I. Đối tượng áp dụng
Người có hộ khẩu thường trú, tạm trú tại tỉnh Thanh Hóa và người vô thừa nhận chết trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa sử dụng hình thức hỏa táng thì thân nhân, tổ chức (chịu trách nhiệm mai táng cho người chết) được hưởng chính sách khuyến khích sử dụng hình thức hỏa táng.
II. Mức hỗ trợ
Mức hỗ trợ cụ thể cho từng đối tượng quy định như sau:
1. Hỗ trợ 100% chi phí hỏa táng theo mức giá của cơ sở hỏa táng (không bao gồm chi phí vận chuyển) cho người mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.
2. Hỗ trợ 3.000.000,0 đồng đối với người từ đủ 10 tuổi trở lên (từ 120 tháng tuổi trở lên, không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1, Mục II, Điều này).
3. Hỗ trợ 2.000.000,0 đồng đối với người dưới 10 tuổi (dưới 120 tháng tuổi, không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1, Mục II, Điều này).
III. Thủ tục thực hiện
1. Thành phần hồ sơ:
a) Tờ khai thông tin cá nhân, tổ chức nhận kinh phí hỏa táng (theo mẫu).
b) Bản sao Giấy chứng tử của người được hỏa táng (trường hợp bản sao không phải là bản sao cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu).
c) Bản chính hóa đơn đã được thanh toán của cơ sở hỏa táng theo quy định của Bộ Tài chính (trường hợp bản chính hóa đơn bị mất hoặc hư hỏng không thể sử dụng được thì phải nộp giấy xác nhận của cơ sở hỏa táng, ghi đầy đủ nội dung theo hóa đơn đã được thanh toán như người nộp tiền, người thu tiền, số tiền nộp, số biên lai, ngày nộp tiền...);
d) Bệnh án, kết luận của cơ quan có thẩm quyền đối với đối tượng quy định tại khoản 1, Mục II, Điều 1.
e) Văn bản ủy quyền  hoặc giấy giới thiệu theo quy định (áp dụng đối với các trường hợp thực hiện theo ủy quyền hoặc thông qua tổ chức, đoàn thể theo quy định của pháp luật).
2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
3. Cách thức thực hiện.
3.1. Đối với các đối tượng mà thân nhân được hưởng chính sách hỗ trợ từ nguồn kinh phí giao cho địa phương quản lý sẽ thực hiện như sau:
a) Thân nhân thực hiện mai táng cho đối tượng làm 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1, Mục III, Điều 1 gửi Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là UBND xã) nơi đối tượng cư trú.
b) Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch UBND xã kiểm tra tính chính xác của các thông tin và thực hiện phần xác nhận trên Tờ khai, trường hợp xác định không thuộc đối tượng được hỗ trợ hoặc chưa đảm bảo theo quy định thì Chủ tịch UBND xã có văn bản trả lời và gửi hồ sơ cho đối tượng hoặc hướng dẫn đối tượng sửa đổi, bổ sung hồ sơ hợp lệ. UBND xã tập hợp, kiểm tra các hồ sơ phát sinh hàng tháng, gửi phòng Lao động, Thương binh và Xã hội cấp huyện vào các ngày từ 25 đến 30 hàng tháng để thẩm định.
c) Trong vòng 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Phòng Thương binh và Xã hội cấp huyện  thẩm định trình Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành Quyết định hỗ trợ chi phí hỏa táng hoặc phê duyệt (nếu được Chủ tịch UBND cấp huyện ủy quyền). Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời gian 01 ngày làm việc có văn bản trả lại hồ sơ cho UBND xã (có hồ sơ kèm theo) để trả hồ sơ cho đối tượng hoặc hướng dẫn đối tượng sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
d) Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày ban hành Quyết định hỗ trợ chi phí hỏa táng giao cho các cơ quan, tổ chức đó quản lý thì các cơ quan, tổ chức sử dụng nguồn kinh phí đã giao trong dự toán để thực hiện. Thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm lập và phê duyệt hồ sơ theo quy định tại Quyết định này.
IV. Kinh phí, thời gian thực hiện
1. Kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ được bố trí từ nguồn ngân sách tỉnh trong dự toán hàng năm.
2. Thời gian thực hiện: Từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2020.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính và các sở, ngành có liên quan tổ chức triển khai, hướng dẫn thực hiện các quy định tại Quyết định này.
2. Sở Tài chính tổng hợp, cân đối, bố trí kinh phí hỗ trợ chi hỏa táng trong dự toán ngân sách tỉnh hàng năm để trình duyệt, quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định hiện hành. Thực hiện phối hợp kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng nguồn kinh phí tại các đơn vị.
3. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Đài phát tranh và Truyền hình tỉnh, các cơ quan có liên quan tuyên truyền, vận động người dân tham gia sử dụng hình thức hỏa táng, chính sách khuyến khích hỏa táng gắn với việc tuyên truyền thực hiện Thông tư số 04/2011/TT-BVHTTDL ngày 21/01/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về việc: “Thực hiện nếp sống văn minh trong tiệc cưới, việc tang và lễ hội”.
4. Các cơ quan, tổ chức thực hiện bảo trợ xã hội hàng năm lập dự toán hỗ trợ chi phí hỏa táng cùng với dự toán thu chi ngân sách nhà nước của đơn vị gửi Sở Tài chính thẩm định, trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.
5. UBND huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm:
a) Hàng năm, UBND các huyện, thị xã, thành phố lập dự toán hỗ trợ chi phí hỏa táng cùng với dự toán thu chi ngân sách nhà nước của địa phương, gửi Sở Tài chính thẩm định, trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.
b) Chỉ đạo các đơn vị phòng, ban tổ chức triển khai và thực hiện các quy định tại Quyết định này, đảm bảo giải quyết thủ tục hành chính đúng thời gian quy định.
c) Chỉ đạo các đơn vị dự trù kinh phí chi hỗ trợ khuyến khích sử dụng hình thức hỏa táng hàng năm cho địa phương.
d) Tổ chức kiểm tra, giám sát việc triển khai, thực hiện cấp phát chi phí hỗ trợ khuyến khích sử dụng hình thức hỏa táng trên địa bàn.
6. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm:
a) Tổ chức triển khai và thực hiện việc tiếp nhận và trả kết quả theo quy định tại Điểm 3.1, Khoản 3, Mục III, Điều 1 của Quyết định này, đảm bảo giải quyết thủ tục hành chính đúng thời gian quy định.
b) Xem xét, thẩm định hồ sơ và thực hiện xác nhận trong Tờ khai thông tin dựa trên cơ sở dữ liệu do địa phương quản lý.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở; Trưởng các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
(Đã ký)
Nguyễn Đình Xứng
“Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, ông bà xưa thường nói vậy để khuyên nhủ con cháu, người đời phải kiêng kỵ những điều cấm phạm phải trong tâm linh để tránh gặp những điều bất trắc. Sau đây là những điều kiêng kỵ tâm linh trong cuộc sống hằng ngày, mà có thể bạn chưa biết:
 nhung dieu kieng ky tam linh trong cuoc song hang ngay
1. Những ngôi nhà bằng gỗ khi có máu (cả người hay động vật) bám trên thân gỗ thì nên thay đổi, hoặc không nên ngủ gần đó.
2. Khi đi ngang những con sông, suối, ao, hồ không rõ nguồn gốc tuyệt đối không nên vứt đồ cá nhân mình xuống, nếu vô tình bị rớt mà có thể lấy lại được thì nên lấy lại.
3. Lúc ngủ ko nên quay chân hoặc quay đầu ra cửa (tư thế dành cho người chết). Tuyệt đối không quay chân vào bàn thờ (bất kính với bề trên).
4. Trong nhà có người chết vì treo cổ tự tử, thì khi lấy xác xuống, hãy lấy sợi dây đó đốt ngay. Bởi quan niệm của người xưa, đó là “sợi dây oan nghiệt”, nếu không đốt đi thì nó vẫn luẩn quẩn quanh nhà và sẽ có người chết vì tự tử.
5. Sau khi an táng người chết, trong vòng 1 tháng, ban đêm nếu có ai gọi tên mình thì tuyệt đối không được trả lời, không được mở cửa, không được thưa gởi gì hết.
6. Nếu đi đám ma, lỡ người quá cố ấy có xinh gái hay đẹp trai thì không được khen.
7. Người nào có tang (khăn tang) trong người thì không nên tới nhà những người bạn hay người thân vì sẽ “lây” cái tang và đem điều không may đến cho họ.
8. Khi đi đến qua những nơi vắng vẻ, không ngoái cổ quay đầu nhìn lại phía sau, dù có cảm giác “hình như” có người đang đi theo mình hoặc gọi tên mình.
9. Khi lên giường ngủ không để mũi dép hướng về phía giường.
10. Không cắm đũa đứng giữa bát cơm, vì đó là hình thức cúng tế, cũng giống như kiểu thắp hương, dễ dẫn dụ ma quỷ vào nhà ăn chung.
 nhung dieu kieng ky tam linh trong cuoc song hang ngay
Cắm đũa trong bát cơm là một trong những điều kiêng kỵ tâm linh trong cuộc sống hằng ngày, mà có thể bạn chưa biết:
11. Không chụp ảnh vào ban đêm, bởi người xưa quan niệm rằng ma quỷ luôn lảng vảng chung quanh đó sẽ “vô hình” vào ảnh chung với người sống, đó là điều không tốt.
12. Không nên phơi quần áo trong phòng ngủ hay trong nhà ban đêm => tạo điều kiện cho hồn ma vào nhà trú ngụ, thổ địa không nhìn ra được.
13. Không may vá, mua đinh, chải tóc, soi gương vào ban đêm.
14. Không ăn vụng đồ cúng.
15. Đi đường nếu gặp tiền lẻ hay những vật dụng cá nhân của người khác không nên lượm lặt dù là mục đích gì. Thông thường một số người đang gặp hạn người ta giải hạn bằng cách vứt bỏ những thứ ấy xem như vứt bỏ cái xui của họ, nếu mình nhận lấy thì sẽ lãnh lại cho họ.
16. Nếu đi đường khuya vắng không thấy người mà nghe tiếng gọi tên mình thì đừng trả lời.
17. Đừng bao giờ thề thốt hay hứa hẹn với người đã chết rồi không làm.
18.  Vào nghĩa trang không nên bình phẩm, chê khen ảnh, tên, bia mộ người đã khuất.
19. Khi đi dự đám tang về nên hơ người bằng lửa ấm, thay quần áo và hạn chế tiếp xúc với trẻ nhỏ.
20. Những ai cúng giải hạn hằng năm, nơi làm lễ cúng là những ngã ba, tư đường thì trong vòng một năm không nên đặt chân đi ngang qua nơi đó. Vì thế khi chọn nơi cúng hạn nên chọn những nơi ít thường xuyên lui tới nhất.
21. Ai đã lầm lỡ phá bỏ thai nhi con mình thì hãy đặt cho bé cái tên và đem lên chùa gửi.
22. Nếu trước nay chưa cúng cô hồn bao giờ do không có điều kiện thì không cúng luôn, chớ nên cúng rồi lại bỏ.
23. Đi đường gặp người tai nạn thì không nên bình luận. Nếu không thể giúp đỡ, không phận sự, hãy im lặng.
24.  Nhà có con nhỏ không nên cho bé đi viếng nghĩa trang hay dự tang lễ.
25. Đối với phụ nữ, con gái nên hạn chế phơi quần áo ngoài trời vào ban đêm, đặc biệt là đồ nhỏ.
26. Vào ban đêm tránh soi mình dưới mặt nước.
27. Đi trên đường trời tối nên tránh đùa giỡn, gọi tên nhau lớn tiếng và nhắc đến ma qủy, nếu không ma quỷ sẽ ghi nhớ tên người được gọi, đó là điềm xấu.
28. Những vật dụng cá nhân của người đã chết nên chôn theo hoặc đốt bỏ không nên giữ lại để tiếp tục sử dụng.
29.  Tuyệt đối không nên tắm ở những ao, hồ, sông suối đã có tai nạn chết người.
30. Khi đang trong quá trình xây dựng nhà cửa, nếu giữa chủ nhà và thợ xây xảy ra xích mích nên lưu ý kẻo bị họ thư ếm vào nhà. Cách giải: kết thúc thi công, ăn trộm 1 món đồ của họ không để họ biết.
31. Tránh tiếp xúc chơi bùa ngải nếu không hiểu thấu đáo, không nên uống các loại Bùa mà các “Thầy Pháp” cho.
32. Người không quen thân thì đừng tiết lộ ngày tháng năm sinh, giờ sinh, tên tuổi cho họ biết.
33.  Nhà có người mất nên đi xem giờ để tránh trúng giờ độc gây ra hiện tượng trùng tang.
34. Thực hiện làm ăn hay làm những việc mang tính chất đại sự nên xem ngày để tránh nhằm vào ngày Tam Nương.
35. Khi ăn uống nên hạn chế gõ, khua chén đũa.
36.  Phụ nữ có thai hạn chế đi ăn cưới, đi dự đám tang.
37. Không nên hái “lộc” ở những cây cổ thụ um tùm, gần đền, chùa, miếu…
38. Nên mang theo vài tép tỏi bên mình khi đi đường xa để tránh bị kẻ xấu hại bằng bùa ngải.
39. Có câu: Chim sa cá luỵ, thế nên gặp những con vật trong hoàn cảnh đó không nên chiếm hữu nó và đem về nhà.
40.  Buổi tối không chơi năm mười (hay còn gọi là cút bắt).
41. Không treo chuông gió ở đầu giường vì tiếng chuông sẽ thu hút sự chú ý của ma quỷ, khi ngủ sẽ dễ bị chúng xâm nhập quấy phá.
42.  Không hù dọa người khác khiến họ giật mình “hồn bay phách lạc” dễ bị ma quỷ xâm nhập.
43. Cây đa, góc tối là nơi hội tụ âm khí nên kiêng kỵ ngồi hoặc trốn… ở đó.